Gỗ Hdf là gì? Đặc tính và ứng dụng thực tế.
Mục lục
Gỗ Hdf là gì?
Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là gỗ ván sợi mật độ cao. Thành phần chính: sợi gỗ (hay bột gỗ) 80-85% chất kết dính và một số thành phần khác được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt nhịn, nhẵn.
Đặc điểm chung, tính chất vật lý gỗ Hdf.
Gô tiêu chuẩn có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu).
Gỗ có tỷ trọng trung bình từ 800 – 1040 kg/m3.
Do có mật độ cao nên ván Hdf có khối lượng khá cao.
Bề mặt có độ nhẵn cao.
Kích thước tiêu chuẩn 2.00m x 2.400m dày từ 6mm đến 24mm
Quy trình sản xuất gỗ Hdf
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
Nguyên liệu đầu vào là gỗ tự nhiên, được sơ chế qua để loại bỏ bụi bẩn và lớp vỏ
Bước 2: Luộc và sấy khô
Gỗ sau khi lọc tạp chất được đưa vào luộc và sấy khô hoàn toàn trong nhiệt độ từ 1000-2000 độ C.
Bước 3: Nghiền và pha trộn phụ gia
Gỗ được nghiền thành bột, sau đó được trộn thêm chất phụ gia để tăng độ cứng và kháng mối mọt.
Bước 4: Ép tạo hình
Bột gỗ sau khi pha trộn phụ gia theo tỉ lệ được đem ép dưới áp suất cao (870kg/cm2) để tạo hình .
Kích thước tiêu chuẩn là 2000x2400mm, có độ dày từ 6-24mm tùy vào nhu cầu sử dụng.
Ưu, nhược điểm gỗ Hdf
Ưu điểm ván công nghiệp Hdf
Có tác dụng cách âm, cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, tủ bếp…
Được tẩm hóa chất chống mối mọt, tỷ trọng cao, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
Chống ẩm tốt hơn nhiều gỗ Mdf
Độ cứng cao
Thân thiện với môi trường
Nhược điểm ván công nghiệp Hdf
Giá thành cao
Khó phân biệt với gỗ Mdf bằng mắt thường
Ứng dụng gỗ Hdf trong thi công nội thất.
Sự ra đời của gỗ Hdf là bước đột phá mang tính cách mạng trong thiết kế và thi công nội thất. Nó dùng cho các hạng mục nội thất trong nhà, ngoài trời như sàn gỗ chịu nước, cửa ra vào, tủ…
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:
Cửa gỗ

Những năm trước khách hàng có xu hướng thích cửa gỗ bằng gỗ thịt như: xoan đào, cửa gỗ sồi, cửa gỗ lim vv.. Tuy nhiên thị trường gỗ thịt khan hiếm đã mở ra cánh cửa cho gỗ công nghiệp. Cửa gỗ HDF đảm bảo thẩm mỹ, tuổi thọ cao nên được ưa chuộng.
Ưu điểm:
– Trọng lượng cánh trung bình, hạn chế tình trạng xệ cánh
– Cách âm, cách nhiệt tốt
– Không cong vênh, co ngót, mối mọt như gỗ tự nhiên
– Dễ lắp đặt
Tuy có khả năng chống thấm nhưng theo các KTS, bạn không nên lắp đặt loại cửa gỗ này ngoài trời. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng cửa thép vân gỗ hoặc cửa gỗ bằng các vật liệu chống thấm khác như: picomart, cửa nhựa, cửa sắt vv…
Tủ bếp
Với tủ bếp Hdf thì bạn không còn phải quá lo lắng về vấn chống thấm nước so với gỗ tự nhiên.
Tủ bếp gỗ công nghiệp Hdf có khả năng chịu lực cực tốt, cách nhiệt cao, khả năng chịu nước cực tốt. Đây là sản phẩm nội thất rất thích hợp sử dụng trong môi trường nhà bếp.
Tuy nhiên giá thành tủ bếp Hdf lại không hề rẻ. Bạn nên cân nhắc kỹ, thay vì lựa chọn tủ bếp Hdf có thể lựa chọn các loại tủ Mdf phủ laminate hoặc acrylic
Sàn gỗ
Bạn thích sàn gỗ tự nhiên, nhưng cực kì lo ngại về vấn đề cong vênh, co ngót hoặc mối mọt. Sàn gỗ Hdf sẽ giúp bạn giải quyết tất cả vấn đề đó.
Sàn gỗ Hdf cấu tạo gồm 2 phần: Lõi là cốt gỗ công nghiệp HDF, phần bề mặt là gỗ tự nhiên. Với cấu tạo này sàn gỗ Hdf có đặc tính: chống thấm, bền, chịu lực; kết hợp với vẻ đẹp của gỗ tự nhiên
Ưu điểm :
Gỗ chịu được va đập mạnh và độ mài mòn.
Đa dạng mẫu mã
Chịu lửa, chịu nước
An toàn cho sức khỏe và môi trường: do nồng độ formaldehyde được kiểm soát thấp
Tủ quần áo
Tủ quần áo làm bằng gỗ Hdf được nhiều gia chủ tin dùng bởi ưu điểm về độ bền và tính thẩm mỹ vô cùng phong phú.
Có 2 dạng tủ gỗ Hdf. Một dạng sản xuất và sơn bệt trực tiếp trên bề mặt. Dạng 2 sử dụng chất liệu phủ bề mặt cho tủ quần áo gỗ Hdf như laminate, veneer, acrylic hoặc melamine…